Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Việt Nam giàu hơn Hàn Quốc? - Gần 13.000 tỷ nuôi xe quan chức

. . . từ già đến trẻ trong số 90tr người dân VN mỗi năm phải bỏ ra 145. 000đ chỉ để nuôi xe công


Mấy cái xe công/ Nó chạy lông nhông/ Như cờ lông công/ Khắp trên đường phố/... Có cái xe công/ Nó chạy lông nhông/ Và có mấy ông/ Đi làm việc công? ... Ôi cái xe công/ Màu trắng như bông/ Đậu ở bờ sông/ Nó chờ thủ trưởng/... Ơi cái xe công/ Mày có biết không/ Ai ngồi ở trong/ Là người của công? ... Ơi cái xe công/ Mày có biết không/ Nếu là nhà nông/ Bao nhiêu tấn thóc? ... Một đoàn xe công/ Nó chạy thong dong/ Đi làm việc công/ Bao người chờ trông?

                    Ngày 3/11, trao đổi bên lề hành lang quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban tài chính – ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết sẽ đề xuất đưa chủ trương khoán xe công với một số chức danh lãnh đạo vào nghị quyết của Quốc hội. 
Gan 13.000 ty nuoi xe cong, Viet Nam giau hon Han Quoc?
                                              Xe công làm xe hoa
                                                                              
                    Theo ông Hiển, việc đưa vào nghị quyết là để bắt buộc phải thực hiện và sẽ thực hiện từ năm 2016. Theo đó, những chức danh đề xuất có tiêu chuẩn xe đưa đón sẽ áp dụng với cán bộ có hệ số phụ cấp từ 1,25 trở lên. Tương đương với chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch tỉnh. Còn ở trung ương sẽ áp dụng với hàm thứ trưởng và một số chức danh có hệ số 1,3 trở xuống.
                    Nếu theo ông Hiển nói, khoán định mức xe công sẽ được tính vào lương của cán bộ, lãnh đạo. Ông Hiển cho biết, việc thực hiện khoán này có liên quan tới con số thống kê gây ồn ào dư luận vừa qua. Thống kê cho biết, Việt Nam hiện có tới 40.000 xe công, tiêu tốn khoảng gần 13.000 tỷ/năm. Theo đánh giá đây là sự lãng phí quá lớn, và chủ trương trên là thể hiện tinh thần tiết kiệm chi tiêu. 

Xe công nhiều hơn Hàn Quốc
                    Nói về câu chuyện này, ông Trần Quốc Thuận - Nguyên phó chủ nhiệm ủy ban quốc hội cho biết, khoán xe công là chủ trương đã có từ lâu, đề ra nhưng không thực hiện được.
                    Bình luận về con số 40.000 xe công và 13.000 tỷ chi mỗi năm mà bộ Tài chính vừa công bố, ông Thuận không khỏi giật mình. Theo ông Thuận, không thể phủ nhận, đây là con số quá lớn.
                    Theo đánh giá của ông, số liệu này chắc chắn nhiều hơn các nước giàu có nhất khu vực Châu Á kể cả Hàn Quốc. Thu nhập của Hàn Quốc hiện lên tới 30.000-40.000 USD/người/năm, cao gấp mấy chục lần so với mức thu nhập bình quân khoảng 2.000 USD/người/năm của Việt Nam nhưng số lượng xe công của họ lại rất hạn chế.
                    Kể lại câu chuyện khi còn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chính ông đã đưa ra đề xuất phải thực hiện khoán xe công. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một chủ trương, không mang tính bắt buộc, thiếu chế tài thực hiện. Cuối cùng, chủ trương cũng chỉ là một lời khuyên, ai nghe thì nghe, ai làm thì làm.
                    Kết quả là, nhiều năm đề ra chủ trương nhưng có thể nói đã thất bại hoàn toàn. Điểm lại cũng chỉ có một ông Thuận là người đầu tiên và là người duy nhất thực hiện nhận khoán xe công.
                    Ai cũng nhìn thấy, giải quyết vấn đề này không hề đơn giản vì nó động chạm tới quyền lợi của quá nhiều người. Xe công không chỉ là phương tiện đi lại, xe công còn là lớp áo kim loại hào nhoáng, là thể diện, là công cụ giải quyết khâu oai, thậm chí còn là phương tiện để kiếm tiền.
                    Chính vì vậy, dù biết rõ tiêu xài hoang phí trong bối cảnh đất nước khó khăn là có tội, khi Bộ Tài chính đã phải đánh tiếng sẽ vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank, Bộ Tài chính cũng vừa đề xuất vay NHNN 30.000 tỷ đồng và xin phát hành 3 tỷ USD trái phiếu ra nước ngoài để đảo nợ…  nhưng chính vì quyền lợi, lợi ích quá lớn, lợi ích về cả tinh thần và vật chất như vậy mà nhiều người không dám từ bỏ và cũng không muốn từ bỏ là vì thế.
                    Theo ông Thuận, đây là biểu hiện của tham nhũng, biểu hiện của đặc quyền, đặc lợi và có nguy cơ làm phương hại tới túi tiền quốc gia, làm thất thoát, lãng phí tiền thuế của dân. Rất đáng quan ngại.
                   "Thậm chí còn có ý kiến cho rằng chi tiêu công còn là công cụ để tranh thủ mua phiếu, mua uy tín, là giải pháp chia sẻ trách nhiệm. Lợi ích thuộc về cá nhân, rủi ro tập thể cùng chịu"- ông Thuận thẳng thắn.


Em đây là cái xe công/ Sáng đi rồi tối chở "ông" về nhà/ Lúc rảnh thì em chở " bà"/ Thôi thì tý chút... Gọi là shoping/ Chùa chiền, tín ngưỡng đã đành/ Vui chơi em thuộc, lại rành spa/ Xe công cũng thể xe nhà/ Bà vui, chắc hẳn ông nhà yên tâm/ Một lòng vì nước vì dân/ Thân em đâu quản xa gần, nắng mưa!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét